“Xưa, có 3 chú chuột sống chung với nhau trong một căn nhà: chuột trắng, chuột đen, chuột xám.
Ngày nọ, 3 chú phát hiện nhà chủ mua về một bình dầu và đặt trên bàn. Có món mới, lũ chuột vô cùng sung sướng, nhưng vì bàn quá cao, chúng phải phối hợp với nhau mới có thể lấy được dầu.
Thế là ba con đều đưa ra ý kiến, chuột xám đứng trên chuột đen, chuột trắng đứng trên chuột xám, và cứ thế luân chuyển để ba con đều có cơ hội ăn được món dầu thơm béo trên bàn.
Kế hoạch cứ thế diễn ra tốt đẹp, lũ chuột đều khoái ăn món dầu ngon béo ấy.
Đến một hôm, chuột xám không cẩn thận làm đổ bình dầu xuống, kêu một tiếng “xoảng” rất lớn. Cả ba hoảng sợ, tháo chạy về nơi trú ẩn.
Cả 3 đều không chịu nhận lỗi, liên tục đổ lỗi cho nhau, bảo là do bạn chuột kia đứng không vững nên mất cân bằng cả đám. Sau đó, chúng thống nhất với nhau sẽ làm theo cách cũ để tiếp tục ăn bình dầu mới mà nhà chủ vừa mới mua về. Và để xem, lần này xảy ra đổ vỡ thì sẽ là lỗi do ai.
Nghĩ là làm, cả đám lại tiếp tục trèo lên nhau để có thể ăn dầu. Vì không muốn nhận lỗi, không muốn mình là người sai, muốn đổ cho người khác, nên dù những chuột khác không đứng vững, con còn lại cũng không thèm giữ. Để rồi, bình dầu lại tiếp tục đổ xuống. Và chúng cũng chẳng thèm chạy, chỉ ở lại xem lỗi đó thuộc về ai.
Chủ nhà thấy bọn chuột thật lộng hành, bèn đem mèo về nuôi, để bắt bọn chuột.
Thế là bọn chuột không còn cơ hội để ăn dầu nữa.”
Chuyện là thế đó. Đơn giản nhưng thâm thúy. Bạn cũng có thể thấy nó hay xảy ra ở các cơ quan hay tổ chức thông thường. Chính sự làm sai, nhưng không cá nhân nào chịu đứng lên nhận lỗi hay trách nhiệm, cứ chăm chăm đổ lỗi cho người khác, hay tìm mọi cách để bắt lỗi sai người khác. Và khi đó, sự việc vẫn chưa được giải quyết xong. Vấn đề cứ tồn đọng một chỗ và cứ thế khiến công việc dần dần đi xuống.
St by lưỡi cắt nhôm